Theo bạn, dân công nghệ sẽ có những thói hư, tật xấu phổ biến nào?
Hãy bình tĩnh và kiên nhẫn đọc hết bài viết này, vì có thể bạn sẽ phát hiện ra khá nhiều thói quen xấu mà mình cũng mắc phải.
1. Lưu file mọi nơi, mọi lúcCó thể nói, đây là một trong những thói quen đặc trưng mà rất nhiều người có thể mắc phải. Vừa nhận được tấm ảnh bạn bè gửi? Tiện tay “save” ở desktop. Vừa download được một bản nhạc hoặc bộ phim hay? “Save” luôn ở desktop để mở cho tiện… Sau hàng loạt thao tác như vậy, chắc chắn màn hình máy vi tính sẽ tràn ngập shortcut cũng như biểu tượng và tệp dữ liệu. Thậm chí, thói quen này còn tệ hơn ở một số người khi họ lưu file tại bất cứ mọi nơi mà không hề có sự ngăn nắp. Kết quả là đến lúc cần tìm lại, công sức bỏ ra còn nhiều hơn việc… tải file mới trên mạng.
Lời khuyên: Hãy sắp xếp các file theo thư mục và ổ cứng một cách ngăn nắp để dễ tìm kiếm sau này.
2. “Không thèm” sử dụng các chương trình an ninhTrong khi hàng tỷ người trên thế giới đang phải lo lắng trước vấn nạn virus, spyware hoặc hacker thì một số người vẫn ung dung “sống chung với lũ”. Họ nghĩ rằng chiếc PC có thể sống khỏe mạnh mà không cần đến bất kỳ chương trình an ninh hoặc bảo mật. Họ hoàn toàn tự tin rằng những website mà mình hay ghé qua, hoặc những email được gửi đến đều đáng tin cậy. Thậm chí, nhiều nguời cho rằng virus chẳng có gì đáng sợ vì máy tính cá nhân của mình chẳng lưu trữ dữ liệu hoặc thông tin cá nhân quan trọng.
Và rồi, chỉ cần một biện pháp đơn giản như cài lại hệ điều hành, mọi thứ sẽ trở lại như cũ. Vâng, “không thèm” sử dụng các phần mềm diệt virus hoặc spyware chính là thói quen không tốt đầu tiên của dân công nghệ.
Lời khuyên: Hãy sử dụng các chương trình diệt virus để bảo vệ máy tính và dữ liệu của mình.
3. Không để ý đến việc sao lưu dữ liệuTrừ những người luôn luôn phải làm việc với dữ liệu hoặc sở hữu các thông tin quan trọng, còn lại, đa số người sử dụng máy tính cá nhân đều không lưu tâm đến việc sao lưu dữ liệu. Lý do? Hầu hết đều cho rằng khi để riêng dữ liệu sang một ổ ngoài ổ C, nếu có “vấn đề gì”, chỉ việc format và cái lại hệ điều hành trên ổ C là xong, các dữ liệu ở nơi khác vẫn an toàn. Tuy nhiên, có một điều ít ai lường trước được chính là ổ cứng có thể “chết” bất cừ lúc nào, đặc biệt nếu phải hoạt động liên tục hoặc không được sử dụng đúng cách.
Lời khuyên: Hãy tập cách sao lưu dữ liệu của mình để đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Có thể sao lưu dữ liệu vào ổ cứng di động, USB hoặc các trang web cho phép tải dữ liệu trực tuyến.
4. Sử dụng Laptop trên giườngNhiều người thường có thói quen đặt laptop trên giường, kết nối wifi để có thể vừa ngả lưng và làm việc. Không thể phủ nhận mức độ thoải mái, thư giãn và tiện lợi của hành động này, tuy nhiên tác hại của nó cũng không hề nhỏ. Khi đặt laptop lên giường, đặc biệt là đệm hoặc ga làm bằng bông, sẽ bịt kín các khe tản nhiệt và cản trở quá trình lưu thông khí.
Kết quả là hệ thống tản nhiệt của laptop hoạt động không hiệu quả và hậu quả xấu nhất là… laptop không thể khởi động do chảy một số bộ phận.
Lời khuyên: Nên sử dụng đế tản nhiệt, hoặc một chiếc bàn nhỏ nhằm ngăn cách laptop khỏi lớp đệm bông hoặc ga trải giường nhằm tăng khả năng lưu thông khí.
5. Cài đặt quá nhiều chương trình và xóa không đúng cáchBạn bực mình và thắc mắc tại sao máy tính chạy càng ngày càng chậm mà quên mất rằng mình đã cài đặt 3 chương trình xem video, 4 phần mềm diệt virus và hàng loạt các thanh công cụ và tiện ích trong máy tính của mình. Hiển nhiên, việc chiếc máy tính thân yêu đột nhiên chạy chậm như rùa bò là hệ quả tất yếu của việc cài đặt phần mềm vô tội vạ.
Không những vậy, mỗi khi xóa một chương trình nào đó, nhiều người còn… lười đến mức tìm đến thư mục và ấn nút xóa (Delete) một cách đơn giản. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, cách làm này sẽ dẫn đến việc bỏ sót một số phần chạy ẩn của chương trình trong máy tính, mà đặc biệt là các khóa trong Registry.
Lời khuyên:Hãy sử dụng phần mềm để loại bỏ chương trình hoặc xóa đúng phương pháp bằng cách chạy file uninstall.exe trong thư mục cài đặt phần mềm hoặc tiện ích Remove programs được tích hợp sẵn trong Windows.
6. Tắt mắt trong 1 giâyBạn đang thắc mắc rằng tắt máy trong 1 giây là tốc độ quá nhanh và tại sao lại gọi nó là thói quen xấu? Vâng, xin có một lưu ý nho nhỏ như sau, tắt máy trong 1 giây ở đây là biện pháp “cưỡng bức” PC bằng cách rút nguồn điện thay vì sử dụng biện pháp dùng công cụ Shutdown như truyền thống.
Để giải thích cho hành động này, có vô vàn lý do. Nào là lười khi phải đợi PC tắt các ứng dụng trong khi đã quá buồn ngủ, rồi thì đang “chơi đêm” thì bị phụ huynh gõ cửa phòng… Mặc dù vậy, biện pháp tắt máy bằng cách rút nguồn sẽ gây “sốc” cho các loại linh kiện bên trong, đặc biệt là ổ cứng.
Hiện nay, hầu hết các dòng máy tính đều được hỗ trợ tính năng tắt máy khi bấm (hoặc giữ) nút Power. Không chỉ vậy, một số hãng sản xuất con trang bị cho sản phẩm của mình khả năng tự động chuyển sang chế độ chờ hoặc ngủ đông nếu người dùng nhấn nút tắt trên vỏ máy. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lạm dụng phương pháp này vì kể cả kích hoạt các chế độ chờ hoặc ngủ đông, linh kiện trong máy vẫn hoạt động và tiêu thụ điện năng.
Lời khuyên: Hãy tắt máy bằng biện pháp truyền thống để kéo dài tuổi thọ cho máy tính và tránh việc phần cứng bị sốc dẫn đến hỏng đột ngột.7. Sử dụng chung mật khẩu cho tất cả các tài khoảnTrí não của con người dường như quá bé nhỏ khi phải ghi nhớ rất nhiều việc trong cuộc sống. Với những người sử dụng máy vi tính, có một “thói quen” được sử dụng để giải quyết vấn đề này: Đó là đặt mật khẩu giống nhau cho tất cả các tài khoản, từ Facebook, hòm thư, Yahoo Messenger, tài khoản trên các diễn đạt hay Gameonline.
Mặc dù tiết kiệm được khá nhiều “nơ-ron” trong việc ghi nhớ, nhưng biện pháp đặt mật khẩu chung sẽ gây nên không ít phiền toái, đặc biệt là nếu một trong những tài khoản của bạn bị hack. Điều này còn tệ hơn nữa nếu như người sử dụng đặt tên tài khoản giống nhau vì “kẻ gian” có thể lợi dụng điều này để dò ra hết những thông tin cá nhân hoặc địa chỉ mà bạn hay truy cập.
Lời khuyên: Sử dụng chương trình quản lý mật khẩu để tạo và ghi nhớ password tự động, sử dụng một mật khẩu nhưng có thêm các dấu cách, hoặc thêm các chữ số vào sau theo từng tài khoản.8. Lạm dụng WikipediaKhông thể phủ nhận Wikipedia là một bách khoa mở toàn thư rất phong phú về mặt số lượng tài liệu để người sử dụng có thể tham khảo. Tuy nhiên, đừng quên đi chữ “MỞ” gắn liền với trang web này? Lý do? Wikipedia cho phép người sử dụng trong cộng đồng có thể sửa đổi hoặc thêm nội dung vào từng chủ đề.
Bởi vậy, không ai có thể đảm bảo tính chính xác cho các thông tin xuất hiện trên Wikipedia một cách liên tục. Nếu dùng Wikipedia để nâng cao hiểu biết hoặc kiến thức, không vấn đề. Tuy nhiên, nếu sử dụng Wikipedia như một nguồn tài liệu tham khảo để làm bài tập, hãy cẩn thận!
Lời khuyên: Cuối mỗi chủ để trong Wikipedia đều có các đường link đến trang liên quan để cho độc giả tham khảo. Bởi vậy, hãy sử dụng các trang web này để kiểm nghiệm tính xác thức của thông tin được cung cấp cũng như tiếp cận với dữ liệu gốc chính xác nhất.9. Giữ tất cả email trong hộp thư đếnMọi e-mail gửi đến đều được bạn đọc và “lưu giữ” luôn trong inbox theo thứ tự thời gian? Vâng, xin chúc mừng vì bạn đã sở hữu được một bản thống kê thông tin liên lạc với mọi người.
Tuy nhiên, điều này cũng góp phần không nhỏ trong việc khiến bạn “bở hơi tai” nếu muốn tìm một email quan trọng mà không nhớ tên người gửi hoặc các yếu tố liên quan để sử dụng công cụ tìm kiếm.
Lời khuyên: Hãy sử dụng các thư mục và tag để sắp xếp hộp thư đến và đừng quá “e dè” khi sử dụng nút xóa (delete) một bức thư không quan trọng.10. Không chịu “học và nhớ” phím tắtRất nhiều người sử dụng máy vi tính có thói quen “gắn chặt” với chuột và 2 nút trái phải để đóng mở hoặc tùy chỉnh ứng dụng. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng việc học và ghi nhớ một số phim tắt cơ bản sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian so với việc bạn phải mở từng công cụ, menu hoặc tính năng riêng biệt, đặc biệt là nếu chúng nằm sâu trong các tiểu mục.
Lời khuyên: Hãy tìm hiểu các phím tắt trên keyboard, bởi không hề vô lý khi các nhà phát minh tạo ra bàn phím chỉ để gõ chữ!