Theo số liệu mới nhất của Net Application thì tháng 7 vừa qua là một tháng thành công của Microsoft.
Trong mảng trình duyệt, IE8 tiếp tục chiếm thêm thị phần và vẫn duy trì vị trí thống trị. Cùng lúc đó ở mảng hệ điều hành Windows 7 đã đạt được những thành công ấn tượng khi lần đầu tiên vượt qua người tiền nhiệm Vista. Điều gì đã khiến Windows 7 thành công nhanh đến thế. Bài viết xin được nêu ra 5 yếu tố được cho là góp phần quan trọng vào những bước tiến vững chắc của Windows 7 trong thời gian qua.
Hệ quản trị tốt
Với việc tích hợp thêm tính năng hỗ trợ cho PowerShell 2.0, Windows 7 đã cung cấp một nền tảng rất tốt cho những người quản trị, giúp họ có thể quản lý máy trạm một cách hiệu quả hơn. Đồng thời nó cũng cho phép tự động hóa thực hiện nhiều tác vụ thông thường mà trước đây trong các hệ điều hành cũ quản trị viên vẫn phải can thiệp trực tiếp.
PowerShellsử dụng cả Component Object Model (COM) Windows Management Instrumentation (WMI), chính vì vậy nó cho phép người quản trị có thể thực hiện các tác vụ từ chính máy trạm hoặc từ một máy khác. PowerShell 2.0 kết hợp giữa dòng lệnh với ngôn ngữ scripting sẽ là một công cụ mạnh, hữu ích và linh hoạt cho việc quản trị hệ thống.
Phát hiện và giải quyết lỗi
Với một số người quản trị thì việc hỗ trợ người dùng giải quyết các vấn đề gặp phải luôn chiếm một lượng thời gian đáng kể. Và việc hỗ trợ người dùng từ xa cũng là một công việc khó khăn, đầy thách thức và đòi hỏi tính kiên nhẫn của cả người dùng và nhân viên quản trị.
Windows 7 cung cấp những gói hỗ trợ (Troubleshooting Pack) giúp người sử dụng có thể tự phát hiện và sửa lỗi đối với những sự cố thông thường hay gặp phải. Người quản trị cũng có thể tạo riêng những gói hỗ trợ cho những lỗi thường xuyên gặp, hay cho những ứng dụng riêng của công ty.
Việc hỗ người dùng từ xa trong Windows 7 cũng được bổ sung thêm tính năng để ghi lại các bước dẫn tới việc phát sinh lỗi (Problem Steps Recorder). Tính năng mới này cho phép người lưu lại hình ảnh của màn hình với từng bước nhấn chuột, đồng thời nó cũng cho phép người quản trị xem lại toàn bộ các bước trên từ xa nhằm xác định lỗi và đưa ra hướng giải quyết.
Bảo mật
So với XP, hệ điều hành đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay, thì Windows 7 thực sự đã có một bước tiến vượt bậc về bảo mật. Những công nghệ bảo mật mới được trang bị trong Windows 7 so với XP là: ASLR (address space layout randomization), DEP (data execution prevention), and UAC (user account control), and PMIE (Protected Mode IE).
Ngoài việc áp dụng những công nghệ bảo mật trên Windows 7 còn cung cấp công cụ AppLockervà BitLocker. AppLocker cho phép người quản trị thiết lập các chính sách để hạn chế những ứng dụng được phép chạy trên máy trạm. Còn BitLocker giúp người dùng bảo vệ những dữ liệu quan trọng, nhạy cảm bằng cách sử dụng công nghệ mã hóa. Cả hai công cụ này đều có thể dễ dàng quản lý thông qua Group Policy.
Không phải là Vista
Windows 7 có kế thừa nhiều thành phần lõi của Windows Vista, tuy nhiên nó không phải là một “Windows Vista R2” như phán đoán của nhiều người. Với thất bại của Vista Microsoft đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm, từ việc marketing quảng bá sản phẩm đến việc phối hợp với các hãng để chuẩn bị driver cho các thiết bị trên hệ điều hành mới. Có thể nói với Windows 7 mọi thứ đã được thực hiện khá hoàn hảo, và đến nay Microsoft đã tạo được một hình ảnh tốt về Windows 7 trong con mắt người dùng cũng như những nhà phân tích và các chuyên gia công nghệ.
Vẫn tiếp tục hỗ trợ XP SP3
Mặc dù Windows 7 đã vượt mặt Vista tuy nhiên vẫn còn kém rất xa Windows XP về số lượng người sử dụng. Theo số liệu thống kê thì số lượng người dùng Windows XP lớn gấp hơn 2 cả lần số lượng người dùng Windows 7 và Vista cộng lại. Microsoft đã chính thức thông báo ngừng hỗ trợ Windows XP SP2 và các phiên bản cũ hơn như Windows 2000, tuy nhiên vẫn duy trì hỗ trợ Windows XP SP3. Thực hiện điều này một mặt Microsoft sẽ duy trì được uy tín với khách hàng, một mặt hãng sẽ có nhiều cơ hội để dần thuyết phục khách hàng chuyển qua sử dụng Windows 7.